Scholar Hub/Chủ đề/#vữa cường độ cao/
Vữa cường độ cao là vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu bền vững của công trình nhờ tính năng cơ học vượt trội. Thành phần gồm xi măng Portland, cát, nước và phụ gia hóa học giúp cải thiện độ bền nén, uốn và chống thấm. Có nhiều loại như vữa tự san phẳng, siêu nhẹ, chống thấm với ưu điểm như chịu lực, dẻo dai, và thời gian thi công nhanh. Ứng dụng rộng rãi trong xây dựng cầu đường, tòa nhà cao tầng và công trình dân dụng, vữa này nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.
Giới thiệu về Vữa Cường Độ Cao
Vữa cường độ cao là một loại vật liệu xây dựng được phát triển để đáp ứng nhu cầu về độ bền và độ kiên cố của công trình. Với khả năng chịu lực và tính năng cơ học vượt trội, vữa cường độ cao đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành xây dựng hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về đặc tính, ứng dụng và lợi ích của vữa cường độ cao.
Thành Phần và Đặc Tính
Vữa cường độ cao thường được chế tạo từ một hỗn hợp các thành phần chính bao gồm xi măng Portland, cát, nước và các phụ gia hóa học. Những phụ gia này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các đặc tính cụ thể như độ bền nén, độ uốn, độ kết dính và khả năng chống thấm. Các thành phần có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng và yêu cầu cụ thể của mỗi công trình.
Các Loại Vữa Cường Độ Cao
Có nhiều loại vữa cường độ cao khác nhau, mỗi loại lại có những đặc trưng riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu ứng dụng cụ thể. Một số loại phổ biến bao gồm:
- Vữa tự san phẳng: Được sử dụng để sửa chữa bề mặt sàn, tạo ra một mặt phẳng mịn mà không cần thi công phức tạp.
- Vữa siêu nhẹ: Thích hợp cho các ứng dụng cần giảm tải trọng kết cấu mà vẫn đảm bảo độ bền cơ học.
- Vữa chống thấm: Tăng cường khả năng chống thấm nước, phù hợp với các công trình tiếp xúc trực tiếp với nước.
Ưu Điểm của Vữa Cường Độ Cao
Vữa cường độ cao mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các loại vữa thông thường:
- Khả năng chịu lực tốt: Độ bền nén cao giúp tăng cường sức chịu tải của công trình.
- Độ uốn cao: Tính dẻo dai giúp chống lại các tác động cơ học mà không bị nứt gãy.
- Khả năng chống thấm nước: Giảm thiểu nguy cơ thấm nước gây hư hỏng công trình.
- Thời gian thi công nhanh: Thời gian đông kết ngắn giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Ứng Dụng trong Xây Dựng
Vữa cường độ cao được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của ngành xây dựng, bao gồm:
- Công trình cầu đường: Đảm bảo độ bền và an toàn cho các công trình giao thông.
- Xây dựng tòa nhà cao tầng: Tăng cường khả năng chịu tải và ổn định của công trình.
- Công trình dân dụng: Sử dụng cho các khu vực yêu cầu độ bền và độ bền lâu dài.
Kết Luận
Vữa cường độ cao đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và tuổi thọ của các công trình xây dựng. Nhờ vào các đặc tính vượt trội và khả năng ứng dụng đa dạng, loại vật liệu này đã và đang trở thành lựa chọn đáng tin cậy cho các nhà thầu và kỹ sư trong ngành xây dựng.
Nghiên cứu chế tạo vữa cường độ cao siêu rắn nhanh trên cơ sở chất kết dính hỗn hợp xi măng và calcium aluminate Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN - - 2021
Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của phụ gia rắn nhanh aluminat canxi vô định hình (ACA) đến một số tính chất của chất kết dính và vữa cường độ cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ACA đóng vai trò là một loại phụ gia giúp thúc đẩy quá trình đông kết và đóng rắn của chất kết dính và vữa cường độ cao. Việc sử dụng ACA có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển cường độ ở thời gian rất sớm, chẳng hạn sau 4h đạt lớn hơn 20 MPa, đồng thời vẫn duy trì sự phát triển cường độ ở tuổi dài ngày. Đặc biệt, khi sử dụng xỉ với hàm lượng 30% theo khối lượng chất kết dính, không ảnh hưởng đến thời gian đông kết cũng như sự phát triển cường độ của vữa ở tuổi sớm khi kết hợp với ACA so với mẫu không sử dụng xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn.
#vữa cường độ cao #vữa siêu rắn nhanh #aluminat canxi vô định hình #axit tartaric #phụ gia khoáng #thời gian đông kết
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vôi và silica fume đến đặc tính cơ lý của vữa xi măng sử dụng hàm lượng tro bay cao Sử dụng tro bay thay thế một phần hay toàn bộ xi măng Poóc lăng trong chế tạo vữa, bê tông ngày càng thu hút được sự quan tâm trong giới học thuật và ứng dụng thực tế do các ưu điểm cả về đặc tính cơ lý và tính thân thiện môi trường của vật liệu. Tuy nhiên, với hàm lượng tro bay cao, thời gian đông kết của vữa bị kéo dài, chậm phát triển cường độ, gây giảm tiến độ thi công, và làm hạn chế tính ứng dụng của vữa. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của việc bổ sung lượng vôi (5÷30 %) hoặc silica fume (2÷10 %) đến một số tính chất của vữa, như độ linh động, thời gian bắt đầu đông kết và cường độ phát triển theo thời gian (3÷90 ngày tuổi), trong đó xi măng Nghi Sơn PC40 được thay thế bởi 60, 70 và 80 % tro bay Duyên Hải theo khối lượng, được tiến hành và so sánh đối chiếu với nhóm mẫu đối chứng (100 % PC40). Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng vôi bổ sung tối ưu để đạt được các tính chất cường độ tuổi sớm (3 và 7 ngày) và cải thiện thời gian đông kết lần lượt là 5 %; 10 %; 15 % so với tổng lượng chất kết dính tương ứng cho cấp phối vữa sử dụng tro bay là 60 %; 70 % và 80 %. Trong khi đó, tỷ lệ hợp lý lựa chọn silica fume là 6 % trong tất cả các cấp phối.
#Vữa xi măng #Hàm lượng tro bay cao #Silica fume #Vôi Ca(OH)2 #Cường độ
Hiệu quả nội bảo dưỡng vữa xi măng cường độ cao: Effect of internal curing of high-strength cement mortar Vữa xi măng cường độ cao thường dùng trong công tác sửa chữa, bơm trám, chèn khe, liên kết … với lượng dùng chất kết dính khá cao, tỷ lệ nước thấp, dễ bị nứt do co ngót lớn trong quá trình đông kết và rắn chắc, ngay cả khi việc bảo dưỡng ẩm bề mặt được tuân thủ. Để giảm thiểu hiện tượng này, giải pháp bảo dưỡng từ bên trong hay còn gọi là nội bảo dưỡng (IC) được đề xuất bằng cách sử dụng vật liệu dự trữ nước bên trong. Vật liệu sử dụng trộn vào vào vữa cường độ cao trong nghiên cứu là cát nhẹ (LS), đạt yêu cầu theo ASTM C1761-17, ở trạng thái bão hoà nước (17,5 %); hạt polyme siêu hấp thụ (SAP) đã bão hoà nước (157 lần khối lượng khô). Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (quá trình hydrat của chất kết dính; tính toán thể tích nước bù trừ co tự sinh và đảm bảo trạng thái bão hoà trong hệ lỗ rỗng của đá chất kết dính…) kết hợp thực nghiệm (độ hút và nhả nước; độ co tự sinh, cường độ của vữa) đã cho thấy, với các thông số kỹ thuật hợp lý, IC không những làm giảm đáng kể co tự sinh (AS) (đến 58%), cường độ 28 ngày tuổi tăng (5 - 11%, tuy cường độ tuổi 7 ngày giảm nhẹ so với mẫu đối chứng. Hiệu quả IC của LS tốt hơn SAP về giảm co tự sinh. Từ kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng giải pháp IC với LS để giảm co do đó giảm nứt ở tuổi sớm và cải thiện cường độ tuổi muộn cho vữa cường độ cao.
Abstract
High-strength cement mortar is often used in repair, plastering, and sealing joints... with high binder content, low water/binder ratio, and easy to crack due to large shrinkage during setting and hardening, even when surface moisture is observed to cure. To minimize this phenomenon, an Internal Curing solution (IC) is introduced by adding lightweight sand (LS) or super absorbent polymer (SAP) saturated water before mixing. Theoretical and experimental studies show that, with properly calculated specifications, IC not only significantly reduces Autogenous Shrinkage (AS), and thus can reduce cracking, but also has the effect of increasing mortar strength at the age of 28 days.
#Nội bảo dưỡng #Cát nhẹ #Polyme siêu hút nước #Co tự sinh #Cường độ chịu nén #Internal Curing #Lightweight Sand #Super Absorption Polymer #Autogenous Shrinkage #Compressive Strength
Ảnh hưởng của việc thay thế xi măng bằng phụ phẩm công nghiệp đến các tính chất kỹ thuật của vữa tính năng cao Trong nghiên cứu này, tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn (XLC), là các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất công nghiệp, được sử dụng làm chất kết dính trong sản xuất vữa tính năng cao dùng làm vật liệu gia cố hay sửa chữa cho các kết cấu công trình thủy. Bốn mẫu vữa được thiết kế với tỷ lệ nước/chất kết dính bằng 0,49 và XLC được dùng để thay thế cho 0, 10, 20 và 30% xi măng theo khối lượng. Những thay đổi về đặc tính kỹ thuật của vữa tương ứng với các hàm lượng XLC khác nhau được đánh giá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, XLC góp phần tăng đáng kể sự phát triển cường độ cơ học của vữa ở các ngày tuổi muộn và tăng độ hút nước của vữa ở các ngày tuổi ban đầu. Các mẫu vữa chứa 30% XLC có cường độ chịu nén và chịu uốn lần lượt là 49 MPa và 11 MPa tại 56 ngày tuổi, độ hút nước là 8,2%. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, XLC cũng góp phần làm giảm độ co khô và tăng thời thời gian ninh kết ban đầu của các mẫu vữa.
#Vữa tính năng cao #tro bay #xỉ lò cao nghiền mịn #độ co khô #cường độ cơ học #độ hút nước
Đánh giá cường độ, độ bền và vi cấu trúc của vữa cường độ cao sử dụng các hàm lượng xỉ lò cao nghiền mịn khác nhau Để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên cũng như tái sử dụng các phế thải rắn trong công nghiệp, nghiên cứu này sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn (XLCNM) trong sản xuất vữa cường độ cao. Hàm lượng XLCNM được sử dụng tương ứng với 0%, 12%, 24%, 36% và 48% so với tổng hàm lượng chất kết dính. Sự thay đổi các đặc tính kỹ thuật của vữa đối với các hàm lượng XLCNM khác nhau được nghiên cứu thông qua các thí nghiệm cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, vận tốc truyền xung siêu âm, độ thẩm thấu ion Clo, độ truyền nhiệt, và vi cấu trúc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ và độ bền của các mẫu vữa tăng khi sử dụng 12% hoặc 24% XLCNM, trong khi sử dụng 36% hoặc 48% XLCNM làm giảm chất lượng của vữa. Tuy nhiên, tất cả các mẫu vữa trong nghiên cứu đều có chất lượng tốt với cường độ cao, vận tốc truyền xung siêu âm qua các mẫu vữa lớn hơn 4300 m/s và khả năng chống lại sự xâm thực các ion Clo tốt.
#Vữa cường độ cao #xỉ lò cao nghiền mịn #cường độ chịu nén #cường độ chịu uốn #độ thẩm thấu ion Clo #vận tốc truyền xung siêu âm